Nếu được làm Thủ Tướng, tôi sẽ làm gì?

1. Hòa hợp, hòa giải & đoàn kết dân tộc

Đây có lẽ là điều quan trọng nhất.

Không khó để nhận ra dân tộc Việt đang bị chia rẽ 1 cách sâu sắc. Ở đâu đó vẫn còn những phân biệt Bắc, Nam; truy xét lý lịch gia đình,… Cuộc nội chiến đã kết thúc hơn 41 năm nhưng những xem ra hậu quả của nó vẫn đang còn khắc sâu trong tâm lý người Việt chúng ta.

Một công ty không đoàn kết rất khó để thành công. Một dân tộc chia rẻ rất khó để phát triển.

Cho đến khi cả 2 bên của cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” & “chống Cộng” thừa nhận rằng đó là một cuộc nội chiến giữa 2 lý tưởng đối ngược nhau dưới ảnh hưởng trực tiếp của 2 cường quốc Mỹ & Nga (và một phần nào đó là Trung Quốc) trong chiến tranh lạnh thì chúng ta vẫn chưa thể hòa hợp, hòa giải và đoàn kết dân tộc được.

Điều này tốt nhất nên đến từ sự minh triết và nhân đạo của bên “thắng cuộc” cũng như sự mở lòng, “quên đi sự đau buồn của quá khứ để hướng tới một tương lại tốt đẹp hơn” của những người ở bên kia chiến tuyến.

Rất nhiều người vẫn còn gọi “Mỹ” là “giặc” và 30/4 là ngày “giải phóng”; và ngược lại cũng rất nhiều người “cộng hòa” cho rằng CS đã “xâm lược” miền Nam và 30/4 được gọi là ngày “quốc hận”.

Nếu chúng ta phải tìm ra một điều đáng mừng sau cuộc nội chiến đẫm máu đã giết chết hơn 3 triệu người Việt này thì đó chính là việc đất nước Việt Nam chúng ta được thống nhất. Nếu như ngày đó CS không “xâm lược” thì có thể Nam Việt Nam không u tối như ngày hôm nay nhưng Bắc Việt Nam sẽ khốn đốn, nghèo nàn và lạc hậu như Bắc Triều Tiên bây giờ. Trung Cộng sẽ không để chế độ đó sụp đỗ dễ dàng và để có một Việt Nam thống nhất như ngày hôm này có thể sẽ phải mất cả trăm năm hoặc nơn nữa (!?). Liệu chúng ta có đau xót không khi nhìn cảnh những người con đất Việt như vậy? Chắc chắn rồi. Tình hình đó cũng giống như những người Việt Nam ở nước ngoài (hay người Mỹ gốc Việt) hiện nay. Dù đã có 1 cuộc sống mới tốt đẹp và văn mình hơn, họ vẫn luôn trông ngóng và ưu tư về hiện tình đất nước với một hi vọng rằng đất nước sẽ phát triển vào một ngày không xa (và tất nhiên họ cũng không quên gửi rất nhiều tiền về cho gia đình và bà con ở Việt Nam). Chúng ta khó quên được gốc rể của mình.

Chiến tranh và quá khứ đau thương của dân tộc đang và sẽ trôi qua nhưng thế hệ trẻ chúng ta không được quên đi những bài học quý giá của nó. Muốn hòa hợp và hòa giải, chúng ta trước tiên phải hiểu và chia sẻ những đau thương mất mác mà ông cha ta phải trải qua.

Một phần quan trọng trong việc hòa hơp & hòa giải dân tộc là không được trả thù những người phục vụ chế độ cũ. Chúng ta đánh kẻ chạy đi nhưng không nên đánh người chạy lại. Đảng CSVN đã mắc phải những sai lầm này sau cuộc nội chiến (thông qua cái gọi là “trại cải tạo”, “xây dựng các vùng kinh tế mới” hay truy xét lý lịch 3 đời) gây ra chia rẻ sâu sắc, mặc cảm và thù hận giữa những người anh em thuộc hai chế độ khác nhau, giữa những người đã hi sinh tất cả vì lý tưởng riêng của mình. Thể nên chúng ta không được phép mắc phải sai lầm này một lần nữa!

Thay vì trả thù, pha thêm thù hận vào những vết thương xưa, hãy cho họ có cơ hội sửa chữa lỗi lầm. Biết dùng “kẻ thù cũ” là một cách hay, nhân đạo – nhiều lúc cũng rất hiệu quả và cũng là phương châm lâu đời của ông cha ta xưa nay.

Một điểm đáng lưu ý nữa như MC Nguyễn Ngọc Ngạn đã nói là chúng ta kịch liệt lên án, phê phán và chống lại sự bành trướng và xâm chiếm gây mất ổn định trong khu vực của nhà cầm quyền Trung Quốc nhưng chúng ta tuyệt đối không chống và thù hận người Trung Quốc.

Một điểm quan trọng khác cần lưu ý, là chúng ta chỉ chống âm mưu bá quyền, chống chủ nghĩa “sô-vanh nước lớn” của nhà cầm quyền Trung Quốc, chứ hoàn toàn không chống người Hoa.

Người Hoa có những quan hệ mật thiết với người Việt, nhất là trong thời Mãn Thanh, đã có biết bao người Hoa sang lập nghiệp ở nước ta dần dà trở thành người Việt và đóng góp cho đất nước ta nhiều nhân tài như Trịnh Hoài Đức, Trần Tiến Thành. Cho nên chúng ta hoàn toàn không có hiềm khích gì với người Hoa.”

2. Giáo Dục

Chúng ta phải bỏ kiểu cách giáo dục rườm rà và chạy theo thành tích như hiện nay. Giáo dục phải đặt con người lên hàng đầu. Đặc biệt, giáo dục không được dùng làm công cụ để tuyên truyền và phục vụ chính trị.

Quan trọng hơn cả, một nền Giáo dục tốt theo tôi là phải dạy được cho học sinh một cách suy nghĩ độc lập. Chúng ta phải làm sao để mọi hành động của học sinh phải chính là sản phẩm từ của suy nghĩ riêng của các em chứ không phải suy nghĩ của ai đó áp đặt vào (Jim Rohn).

Giao thông

to be continued…