Về sự xuống cấp…

Euro 2016 đã đến…

Nếu như ở Euro 2012, Tạ Biên Cương (TBC) còn là một thảm họa, thì 2 năm sau ở World Cup 2014 tại Brazil, anh ấy đã trở thành 1 hiện tượng, hay nói theo cách của blogger Lê Nguyễn Hương Trà, là một “lý do (nữa) để xem World Cup” (!) 😀 4 năm sau tại Euro 2016, TBC bây giờ đã trở thành một “idol” có chỗ đứng rất vững chắc trong lòng nhiều bạn trẻ (với rất nhiều fanpages).

Bây giờ những lỗi bình luận hay những lời “chém gió” quá mức cần thiết của anh ấy nhanh chóng được các fans bỏ qua (như là phần tất yếu của “cuộc sống”) và thậm chí là bảo vệ (!).

ta-bien-cuong-troll-bong-da

Khi “nhảm” trở thành hay; khi hay trở thành “nhàm”

Không phải ngẫu nhiên mà TBC từ một thảm họa đã nhanh tróng trở thành một hiện tượng và idol. Công bằng mà nói, TBC bình luận rất nhiệt huyết & máu lứa. Anh ấy có nhiều bình luận cũng rất vui, “teen” và có tính giải trí khá cao ví dụ như:

Đường bóng chỉ thành công về mặt ý tưởng” hay
Có vóc dáng và thể hình của một người công nhân nhưng đôi lúc ta cảm tưởng Tài Em như đang làm thơ trên sân bóng.”

Nhưng đánh đồng nó với “hay” thì theo tôi là không phải.

Mỗi người có mỗi cách xem và cảm nhận khác nhau. Nhưng thích đến độ nhân nhượng cho cái sai (nói chung), mà cụ thể ở đây trong trường hợp của TBC là những trích dẫn sai hay những lời nói xáo rỗng, thì thật sự không nên.

Ở đây, tôi muốn nói tới sự xuống cấp trong cảm nhận của một lượng lớn người hâm mộ xem bóng đá nói riêng và nghệ thuật nói chung.

Đây là một trận đấu dự đoán là rất khó dự đoán. 😉
Sau khi kết thúc hiệp 1 thì trận đấu vẫn có thể còn 45 phút nữa (!!)

Tội lại nhớ đến những sex jokes. Sex jokes thường “vui”, một phần là vì nó vẫn còn là 1 taboo ít được nói đến. Những những thú vui (bất chợt nhận ra vì sao từ “t vui” rất hay và chính xác ở trường hợp này) từ sex thường được enjoyed bởi vì nó bình dân, ai cũng hiểu nhưng nhiều lúc không dám nói, vui ngầm. Nghe nhiều lúc quen, nhiều người nghĩ & đánh đồng rằng chỉ có sex jokes mới (thật sự) vui & vui thì chỉ có sex jokes :O Thật ra thì có nhiều jokes không phải về sex những vẫn vui & thậm chí sâu xa (“thâm”). Mình có thể học được nhiều điều chỉ qua những lời nói đùa đó.

Trong bóng đá, các cầu thủ có thể ghi bàn bằng rất nhiều cách, bằng đầu, bằng chân, bằng đầu gối … ngoại trừ dùng tay. Nhưng dù là đầu hay đầu gối thì cũng thế thôi, đều là đầu cả.”

Chúng ta đang ở quá gần với những cái sai, cái xấu. Mà gần mực thì đen, chúng ta nhiều lúc cảm nhận được cả những cái mà bản thân nó chẳng có gì hay (!!). Điều này thật ra cũng không quá bất ngờ, cái gì cũng có 2 mặt (tốt và xấu); ngay cả kẻ thất bại vĩ đại nhất thế giới này cũng có nhiều điều đáng để chúng ta học. Việc chúng ta tìm được những điểm sáng trong bóng tối là một điều đáng mừng. Câu hỏi đặt ra là vì sao chúng ta lại (phải) chọn đi vào bóng tối ngay ở bước đầu tiên?? (at the first place)

A lie told often enough becomes the truth!” – Lenin

Theo bạn vì sao những bài nhạc pop với lời lẻ thô lục & xáo rỗng (nhưng dễ nghe) lại được rất nhiều người nghe? 😉 Trong khi những bản nhạc xưa đầy tâm trạng & ý nghĩa với những ca từ ngọt ngào & say đắm nhiều lúc lại không được đón nhận.

Đều này nằm ở cảm nhận của khán thính giả.

Cảm nhận thường mang tính cá nhân và riêng tư nhưng thật ra nó đến từ học thức và kinh nghiệm sống (!?). Người ta gọi nhạc cổ điển là  “âm nhạc bác học” vì không phải ai nghe cũng hiểu; mà không hiểu thì làm sao cảm nhận và thấy hay được? Chúng ta cũng có những bài hát về lịch sử hay cổ động như “Dậy mà đi”. Bình thường nghe thì chúng ta khó có cảm xúc như những bài hát về tình yêu đôi lứa được. Vì sao phải “dậy”? Mà dậy rồi thì “đi” đâu? Nhưng khi có chiến sự hay tổ quốc ta cần, bài hát đó lại trở thành một lời kêu gọi đầy ý nghĩa.

Tất nhiên một sản phẩm “hay” nhưng không được đón nhận sẽ là một thất bại (và ngược lại). Mỗi khán giả phải chọn cho mình 1 phong cách nghe riêng cũng như mỗi nhà sản xuất phải chọn cho mình 1 target audience nhất định.

Một lời khuyên mà tôi học được là mình không nên đi theo số đông (dù nó dễ chịu & thoải mái hơn nhiều). Khi nào mình tách ra được khỏi đám đông đó thì cũng là lúc mình bắt đầu khác biệt và thành công.

Remember, it’s always lonely at the top! So don’t be afraid 😉

Comments are closed.