“Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức là quyển sách hay nhất về lịch sử Việt Nam sau 1975 mà tôi được biết (kể cả những công trình bằng ngoại ngữ của các học giả nước ngoài). – giáo sư Trần Hữu Dũng
Chương 15: Tướng Giáp
Đây là bản tóm tắt nội bộ DCSVN dựa vào chương 15: Tướng Giáp của Đức Huy
…năm 1946, khi Hồ Chí Minh đi Pháp nhân Hội nghị Fontainebleau, ở Hà Nội, tướng Giáp đã cùng với Trường Chinh thanh trừng đối lập gần như triệt để. Nhưng trước những đối thủ chính trị nhân danh Đảng, tướng Giáp trở nên cam chịu và thụ động. Có lẽ lòng trung thành với tổ chức và ý thức tuân thủ kỷ luật đã rút đi thanh gươm trận của ông. (HD nói về vụ đợt bắt bớ hàng loạt các tướng lĩnh ủng hộ Tướng Giáp trong đợt Tổng tiến công Mậu Thân 1968 và vụ vu cáo ông Giáp và Tướng Trần Văn Trà hồi năm 1991 được biết tới như vụ ‘Năm Châu – Sáu Sứ’.)
Lê Duẩn và Võ Nguyên Giáp thoạt đầu được mô tả là khá thân thiện. Nhưng trong thời gian Lê Duẩn gần như mờ nhạt ở miền Nam thì Võ Nguyên Giáp đã “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”. Khi mới từ miền Nam ra, cả Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đều không thấy thoải mái khi ngồi cùng tướng Giáp.
Lê Đức Thọ và Lê Duẩn bắt đầu bằng một cuộc đụng độ. Kể từ khi Lê Duẩn ra Bắc, Lê Đức Thọ đã đóng một vai trò quan trọng trong quy trình cán bộ đưa Lê Duẩn đạt đến đỉnh cao quyền lực.
Những năm 1945, 1946, thế Lê Đức Thọ lớn lắm, chỉ sau Hồ Chí Minh, Trường Chinh.
Bối cảnh:
Vào tháng 9 năm 1953, Khrushchyov được bầu làm bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Đường lối của Khrushchyov bị Trung Quốc, dưới thời Mao Trạch Đông, chống lại và gọi là “Chủ nghĩa Xét lại”.
Sau hiệp đinh Geneva 1954 – 1958: chủ trương chưa dứt khoát, Quan Điểm Hòa Bình
Đây không chỉ là quan điểm của tướng Giáp hay của Hồ Chí Minh mà là sách lược hoà hoãn của phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô. Lê Duẩn cũng cho rằng, thì hoà bình chính là “nguyện vọng thiết tha của nhân dân miền Nam”.
Những người cộng sản phân hóa thành hai nhóm:
- “thân Liên Xô”: Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp (chấp nhận chính sách xét lại của Khrushchev (chủ trương sống hòa bình với Việt Nam Cộng hòa))
- “thân Trung Quốc”: muốn theo đuổi chính sách cứng rắn của Mao Trạch Đông (tổ chức ngay chiến tranh giải phóng miền Nam). Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã từng phát biểu chỉ trích Liên Xô và nhóm “chủ hòa”.
Từ năm 1960, sau khi chắc chắn hiệp định Geneva không thể thực thi, [] chính thức thừa nhận đấu tranh vũ trang là hình thức đấu tranh chủ yếu
Từ năm 1964, nghị quyết về “các vấn đề quốc tế và chống chủ nghĩa xét lại hiện đại”
Chiến dịch chống “chủ nghĩa xét lại hiện đại” và “các phần tử xét lại” trong nội bộ Đảng Lao Động năm 1964.
- Lê Duẩn và Lê Đức Thọ muốn dùng “hiểm họa xét lại” để hạ bệ tướng Võ Nguyên Giáp – “do quá nguy hiểm nếu công kích cá nhân ông Giáp, nên ông Lê Duẩn nhắm đến đội ngũ ủng hộ vị tướng, đặc biệt những người thân cận và trung thành nhất trong hàng ngũ cấp cao của Đảng và chính phủ.”
- Lê Duẩn, Lê Đức Thọ hay Nguyễn Chí Thanh cho rằng những đồng đội còn ở lại miền Nam của mình bị đàn áp nên không chấp nhận tư tưởng chủ hòa, bởi như vậy là bỏ mặc đồng đội
“Đó là cuộc cạnh tranh giữa [một bên là nguyện vọng] thống nhất dân tộc (trong khuôn khổ liên minh yêu nước), phát triển khoa học và tiến bộ kĩ thuật với [phía bên kia là] khát vọng cách mạng của quần chúng và sức mạnh biến đổi của cách mạng bạo lực. Nhóm thứ nhất dựa trên quan điểm rằng trí thức có vai trò quan trọng trong xã hội cộng sản, trong khi nhóm kia đặt giá trị cộng sản lên trên tri thức.”
Quyền Lực:
Ông Hồ Chí Minh mất dần ảnh hưởng trong tiến trình ra quyết định của Đảng Lao Động kể từ đầu thập niên 1960. Vai trò của ông Hồ ngày càng bị hạn chế ở tư cách “một nhà ngoại giao kỳ cựu và cố vấn cho chính sách ngoại giao, đồng thời làm tròn hình ảnh người cha tinh thần của nhân dân và linh hồn của cuộc cách mạng.” Dù vậy, tính đến thời điểm khi Mỹ chính thức đổ quân vào miền Nam năm 1965, vai trò của ông Hồ Chí Minh ở trong đảng chủ yếu chỉ còn mang tính lễ nghi. Một trong những người thân nhất của ông Hồ, ông Võ Nguyên Giáp, cũng bị cô lập sau này.
Trong “chiến tranh giải phóng miền Nam”, cho dù tướng Giáp vẫn là bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tổng tư lệnh, bí thư Tổng Quân uỷ, nhưng theo ông Lê Trọng Nghĩa: “Thay vì ông Giáp là người quyết định, ông Lê Đức Thọ có sáng kiến lập ra Tổ năm người giúp Trung ương chỉ đạo tác chiến miền Nam gồm: Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng và Lê Đức Thọ. Trong tổ này, ông Giáp chỉ còn một phiếu”.
Kể từ khi Lê Duẩn ra Bắc, tướng Giáp thường rất đơn độc, những tướng lĩnh trong Quân uỷ như Văn Tiến Dũng, Song Hào, Lê Quang Đạo, Trần Quý Hai thường ngả theo ý kiến của ông Lê Duẩn. Lê Trọng Tấn là một vị tướng tài và trung thành với tướng Giáp nhưng khi ấy ông chưa là uỷ viên Trung ương”.
Lê Duẩn khao khát quyền lực tuyệt đối. Thông qua việc cô lập ông Hồ, ông Giáp và các đồng minh của họ trong đảng, ông Lê Duẩn đã thiết lập một bộ máy lãnh đạo ở Hà Nội không chỉ trung thành với ông mà còn chung quyết tâm hoàn tất các mục tiêu cách mạng.” “Ký ức về Hiệp định Geneva năm 1954 cũng có thể đã khiến Lê Duẩn tin rằng để cách mạng thành công, ông phải loại bỏ hết những ai không tin vào chiến thắng bằng mọi giá.”
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
Ngày 2-8-1964, khi chiếc tàu USS Maddox di chuyển từ phía Bắc Việt Nam vào vùng biển Hòn Mê, thuộc địa phận Thanh Hoá, nó đã bị một đơn vị hải quân miền Bắc dùng tàu phóng ngư lôi bắn trúng mũi. Khi ‘sự kiện Vịnh Bắc Bộ’ xảy ra, cả Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh đều đi vắng. Trung Quốc và Liên Xô cùng làm ầm lên.
Hồ Chí Minh đặt vấn đề rất nghiêm: Ai ra lệnh? – Văn Tiến Dũng nói, ‘mình không đánh nó thì nó cũng sẽ đánh mình, bản chất đế quốc là thế’. Trần Quý Hai nhận kỷ luật => Lê Duẩn và Lê Đức Thọ là người đứng sau.
“Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” trở thành lý do để những người chủ chiến ở cả phía Mỹ và Việt Nam đẩy nhịp độ chiến tranh lên mức cao hơn. Từ miền Bắc, viên tướng đứng đầu xu hướng đánh thắng Mỹ bằng quân sự, Nguyễn Chí Thanh, được cử vào Nam trực tiếp làm bí thư Trung ương Cục. Cùng đi có các tướng Lê Trọng Tấn, Nguyễn Hoà, Hoàng Cầm và Trần Độ.
—-
Năm 1964, ông Lê Duẩn từng dự định “giành chính quyền Sài Gòn” trong năm 1965 bằng cuộc đảo chính của Đại tá Phạm Ngọc Thảo
Bối cảnh:
Ban đầu, vì lo ngại sẽ đánh mất sự hỗ trợ của Liên Xô, nhóm của ông Lê Duẩn thận trọng không đưa ra các tuyên bố công khai phản ánh thái độ bài Liên Xô và thân Mao. Vì lẽ đó, dự thảo nghị quyết của Hội nghị TƯ 9 ban đầu đã kèm cả đoạn văn lên án trực tiếp Khrushchev, nhưng do yêu cầu của Lê Duẩn, đoạn này được bỏ đi.
Tuy nhiên, Khrushchev mất chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1964, quân Mỹ đổ bộ vào miền Nam, và miền Bắc bắt đầu bị đánh bom năm 1965 – những diễn biến này đã đưa Hà Nội và Moscow gần nhau hơn. Kể từ đó, ông Lê Duẩn và các đồng minh cảm thấy đủ tự tin để theo đuổi chiến dịch loại bỏ chủ nghĩa xét lại một cách công khai và gay gắt hơn.
—-
Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng lôi kéo một số cán bộ cô lập anh Văn.
Xét về năng lực, Nguyễn Chí Thanh sắc sảo hơn nhiều so với Văn Tiến Dũng
1967:
– Nguyễn Chí Thanh mất. => Cái chết của tướng Nguyễn Chí Thanh không làm thay đổi quyết tâm dứt điểm chiến trường miền Nam của ông Lê Duẩn.
Võ Nguyên Giáp ở Hungary và Hồ Chí Minh ở Bắc Kinh. => được giải thích là để nghi binh. Để thế giới tin rằng, miền Bắc không thể triển khai một kế hoạch to nếu hai nhân vật quan trọng vào bậc nhất đó không có mặt ở Hà Nội
Những diễn biến sau đó cho thấy câu chuyện không đơn giản là một cuộc nghi binh => Thanh Trừng
hầu hết những nhân vật quan trọng bị bắt đều là thư ký của Hồ Chí Minh hoặc là những trợ thủ đắc lực của tướng Giáp.
Mậu thân: 1968:
Vũ Lăng nói: “Anh Văn Tiến Dũng bảo bây giờ thì có thể báo cáo toàn bộ với anh Văn”. Tướng Giáp cố giữ vẻ mặt bình thản để giấu niềm cay đắng. Ông, vị tổng tư lệnh, đã không được biết một kế hoạch lớn như vậy cho đến trước khi nổ súng một ngày.
“Tổng tiến công vào một thời điểm bất ngờ là một chủ trương sáng tạo, nhưng đề ra tổng khởi nghĩa là không phù hợp”
Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30-4-1975 – ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc. – Đức Huy
Problems???
Đại tá Hiếu kể: “Khi anh Văn ở Hungary (he went to Hun before??), ở nhà họp Quân uỷ tôi đã nhiều lần phải chịu đựng những lời nói xấu anh Văn một cách công khai. Trước đó, Quân uỷ rất đoàn kết nhưng, có thời gian Nguyễn Chí Thanh (still alive?), Văn Tiến Dũng lôi kéo một số cán bộ cô lập anh Văn. Trước khi vào Nam, có thời gian Nguyễn Chí Thanh hay bóng gió: ‘Ở nhiều nước Tổng tham mưu trưởng mới là tướng, còn bộ trưởng quốc phòng chỉ là anh dân sự’. –