Hãy tôn trọng

Tình cờ được xem 1 màn trình diễn cực kì xuất sắc… nước mắt tôi như muốn chảy vì cảm động; trái tim thổn thức như muốn hòa vào nhịp điệu sôi động đó…

Nhưng … bất chợt … bất đập vào mắt tôi là 1 câu bình luận rất thô tục ở phía dưới video (không tiện trích ra vì quá bất nhã). Mà sở dĩ nó hiện ngay bên dưới clip là vì nó được đến hơn 20 người like. À, thì ra nó là 1 câu mạt sát cho 1 số ít người đã “lầm” dislike clip cực kì xuất sắc đó …

Vâng, đều này sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như nó chỉ là một câu chửi vu vơ của ai đó; nếu nó không được nhiều người like đến mức “phải” đứng đầu tiên, và nếu như, quan trọng nhất, nó chỉ thấp thoáng đâu đó ở 1 vài clip. Nhưng không, nó gần như lập đi lập lại ở ở hầu hết các clip của người Việt – mà có lẻ chỉ có người Việt mà thôi! (!?) Nó xấu không phải chỉ bởi sự thô tục của câu từ, nó xấu từ nhân cách của người viết (và cả những người ủng hộ)!

Một điều rất bình thường đó là bất cứ ai, bất cứ cái gì dù tốt đẹp nhất hay xấu xa nhất cũng sẽ có người khen, kẻ chê. Bởi lẻ dĩ nhiên mỗi con người ta có những lập luận, suy nghĩ rất khác nhau tùy vào từng hoàn cảnh cá nhân. Và thực tế là bất đồng ý kiến, phản đối hay tranh cãi chẳng có gì là sai cả – nó, nếu xét theo 1 phương diện tích cực, còn là động lực cho xã hội phát triển. Huống gì dislike là 1 hành động phản đối lịch xự nhất trong tất cả những hành đồng phản đối! Vậy thì vì sao không tập trung để thưởng thức cái hay, cái đẹp? Vì sao cứ phải chửi rửa người khác thậm tệ chỉ vì họ “không giống mình”?… Có 1 câu nói rất nổi tiếng của Evelyn Beatrice Hall là “I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it!” (tạm dịch, tôi không đồng ý với những gì anh nói, nhưng tôi sẽ quyết bảo vệ quyền được nói [như vậy] của anh”)  Ôi, phải chăng cái xã hội sau hơn 1 ngàn năm phong kiến và độc tài, đã xóa bỏ luôn cái điều tự do cơ bản đó trong mỗi con người chúng ta?

Hãy tôn trọng người khác như chính cái cách mà bạn muốn được người khác tôn trọng!

2019

2018

2017

2016

2015

2014

2013

2012

2011

2010

2007

2006

Nguyễn Cao Kỳ: Ngày ấy & Bây giờ

Học sử không phải là để “thay đổi” lịch sử hay là “sống lại những kí ức lịch sử” mà là vì “dân ta phải biết sử ta” và để học những bài học lịch sử đem lại.


Cá nhân ông Kỳ không để lại nhiều câu nói nổi tiếng theo kiểu “Đừng nghe những gì cộng Sản nói, hãy nhìn những gì Cộng Sản làm” như của ông Thiệu, thậm chí phần lớn những câu nói được phổ biến trước đây của ông đều rất ngông và có vẻ bồng bột. Nhưng trong những bài phỏng vấn, nói chuyện sau này (đặc biệt là lúc gần cuối đời), hầu hết những câu nói của ông đều rất “đáng suy nghĩ”… Rex xin trích dẫn một số câu nói đó của ông trong bài phỏng vấn “cuối cùng” này:

Tập 1:

– “Tôi không đồng ý chuyện thảm sát gia đình ông Diệm, Nhu, Cẩn”

Tập 2:

Tập 4:
– “Tôi muốn nói rõ như thế để chúng ta hiểu… chứ không phải cứ chung chung, nó không xác thật.” (nói về vụ Chí Quang)

Tập 5:
– “Tôi thấy tôi có bổn phần với lịch sử và nhất là với những lớp trẻ sau này … nói cho họ biết trong lịch sử cái gì đã xảy ra chứ không phải là đặt vấn đề, chứ ko phải là chỉ những cái gì đúng cho mình, những cái gì hào hoa, hào nhoáng cho mình mới nói ra, nhất là ko úp méo lịch sử để đánh bóng mình…”

Tập 8:

Tập 29:
– Đôi khi mình là người ngoài đạo, mình ở ngoài, mình làm sao mình thấy được…
– Nói về Globalization, họ vào đó họ phải tuân theo luật, không thể chơi luật rừng được nữa – mấy anh này anh lập luật lệ để có lợi cho anh không à. Mọi chuyện phải được duy trì bằng luật lệ. Nếu không thì không ai chơi với anh nữa.

Tập 31:

– Bây giờ tôi về để tôi giúp Nước – Nước là cây, là cối, là dòng sông à? Giúp nước là phải nc và làm việc với những người đang cầm quyền.
– (Người ta nói tôi) “ơ, ông này trẻ, trẻ có nghĩa là sai à?”…
– (Người ta nói tôi) “ơ, ông này ông không có học, thế thì cái học của các anh để làm gì?? Tôi không học mà tôi ok. Mà anh kể tôi làm thủ tướng tôi làm cái gì gọi là vô học? Chưa kể những người có quyền, có thế của nhân loại như Tổng thống Mỹ, vua Mã Lai, vua của Thái… người nào gặp tôi sau một thời gian đều có lòng kính trọng tôi, chứ có người nào hỏi tôi bằng cấp gì đâu?”
– Bây giờ, mấy đứa con nít (??) đặt vấn đề học thức, học để làm gì!?

(Cập nhật)

“Những sự mất mát và đau khổ trong cuộc chiến cũng như sau cuộc chiến thì chồng chất nhiều lắm, nhưng cứ quay lại dĩ vãng và uất hận thì chỉ là chuyện của cá nhân mỗi người. Còn đối với đất nước, với dân tộc thì cá nhân tôi cho rằng cũng chả ích lợi gì.
Đối với tôi, quan trọng là trong tương lai, Việt Nam sẽ có chỗ đứng nào trong cộng đồng nhân loại!

Những nỗ lực của cá nhân tôi không phải để giành phiếu, không đi xin tiền, xin chức, lập đảng, lập nhóm với ai cả. Tôi chỉ nói lên cái nhìn của tôi thôi, tâm tư của tôi đối với đất nước “Những lời tôi nói là hoàn toàn vì dân tộc, vì đất nước chứ không phải cho cá nhân tôi,”
(trả lời phóng vấn BBC) 

2019

2018

2017

2016

2015

2014

2013

2012

2011

2010

2007

2006

Nguyễn Cao Kỳ

Được nghe về ông đã lâu, nhưng chỉ thật sự biết về ông những ngày sau khi ông qua đời (23/07/2011) …

Ngày ông qua đời, Rex có cơ hội được đọc nhiều hơn những bài viết, phóng vấn của/về ông. Cảm thấy thú vị, Rex đã lập luôn cả 1 mục (tag) riêng cho những bài viết về ông và gia đình trên Chichi. Đặc biệt, sau khi nghe xong bài Phóng vấn Tướng Nguyễn Cao Kỳ của BBC, Rex đã thốt lên: “Tui chưa biết, chưa đọc nhiều về ông nhưng qua cuộc phỏng vấn ngắn này, có lẽ dân tộc Việt lại vừa mất đi MỘT CON NGƯỜI VĨ ĐẠI!”

Tết vừa rồi, tình cờ được xem thêm 1 chuỗi 31 video phỏng vấn gần đây (và có lẻ là cuối cùng) của ông (năm 2010), Rex lại được biết và hiểu thêm về ông tướng “thú vị” này… (đọc thêm “Nguyễn Cao Kỳ – Ngày ấy và Bây giờ”)

Trong các tướng lãnh Việt Nam trước 1975, Rex ấn tượng mạnh với tướng Giáp, nhưng tướng Kỳ mới là người Rex cảm thấy thú vị nhất (giờ nhìn lại, dù từng ở 2 chiến tuyết đối lập & có rất nhiều điểu khác biệt, nhưng cả 2 có chung nhau 1 lòng yêu nước, yêu dân tộc nồng nàn).

Tướng Kỳ là một con người đúng chất nhà binh, có chút “ngang tàng, kênh kị” nhưng “khẳng khái”. Ngoài ra ông còn là một kẻ “hào hoa”, lãng mạn,”cao bồi” và “biết ăn chơi”. Nhưng trên tất cả, toát ra từ tất cả những hạnh động và tấm lòng của ông là một con người cực kì yêu nước, rất nặng tình với quê hương, tổ quốc.

Ky with Pres. Johson, 1966

Rex thích cá tính của ông. Những tuyên bố của ông đầy nẩy lửa, dù có phần ngông cuồng nhưng rất tướng. Ông cũng là một trong ít chính khách Việt (sau Hồ Chí Mình) mà Rex được biết, rất giỏi ngoại ngữ (Anh, Pháp). Nhìn những bức hình ông ngồi hút thuốc và đàm đạo hay trả lời phỏng vấn với các lãnh đ̣ạo, báo chí Phương Tây, Đài Loan, Đông Nam Á, trông rất có vai vế, chẳng kém chút nào!

Nhưng nhắc tới ông, không thể không nhắc tới những hành động gây sốc, những cuộc tình hay những cảnh tán gái ăn chơi. Vụ chở tướng lĩnh Mỹ bay thấp đến mức chạm sóng biến hay việc dùng trực thăng để tạo ấn tượng với một thiếu nữ làm tung cả mái nhà nơi xóm nghèo cô sống,… là những minh chứng cho sự ‘ngang tàng’ của ông và đều được ông nhắc đến trong
hồi kí của mình.


Vợ chồng tướng Kỳ và Đỗ Văn, 1968


Thời trai trẻ, ông là 1 tư lệnh không quân, 1 mình xẻ dọc bầu trời. (Rex đặc biệt thích cái khăn choàng cổ màu tím ông đeo: trông thật phong
cách, thời trang và cá tính :X). Ông dám làm những việc mà ai cũng phải e dè… Lúc cuối đời, ở tuổi 80, ông vẫn còn khỏe mạnh, trí nhớ ông vẫn còn rất mình mẫn. Những mẫu chuyện ông kể – pha 1 chút hài hước, hóm hỉnh của tính cách ông, nghe rất hay, cuốn hút và sâu sắc – chắc chắn sẽ là những tư liệu lịch sử quý báu.

Hơn 50 năm trước, ông từng là thần tượng của rất nhiều giới trẻ. 50 năm sau, ngay cả khi ông đã mất đi, hình ảnh, phong cách, tiếng nói và hành động ông vẫn còn là một hình tượng cho nhiều lớp trẻ noi theo…

(Còn tiếp)

2019

2018

2017

2016

2015

2014

2013

2012

2011

2010

2007

2006

Về những lần đầu tiên

Lần đầu tiên đi học..

Lần đầu tiên đi du lịch xa..

Lần đầu tiên … yêu và được yêu…

Lần đầu tiên nhận những đồng tiền do chính mình làm ra..

Lần đầu tiên được nghe (trực tiếp) những bài phát biểu vận động tranh cử!

Lần đầu tiên cảm nhận được không khí tự do tranh cử và bầu cử!

Lần đầu tiên lúc nào cũng ngọt ngào! HaHa.

2019

2018

2017

2016

2015

2014

2013

2012

2011

2010

2007

2006

Bức thư tình cuối cùng

Đây là bài viết cá nhân. Làm ơn đăng nhập để xem thêm nội dung.
This is a private post. Please login to view its full content.

2019

2018

2017

2016

2015

2014

2013

2012

2011

2010

2007

2006

nghèo

“” Nghèo có thể là khổ, là thiếu thốn, là đói rách, là không bằng được anh này, cô kia… Nhưng tôi biết, nghèo không phải là tội! Một đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh đâu phải là lỗi của nó. Đáng thương! Cũng chẳng có ai sinh ra đã là triệu phú. Có người nói, nghèo về tâm hồn, nghèo về cuộc sống mới là tội.
Tôi không trách hoàn cảnh, tôi không trách số phận, càng không trách ba mẹ tôi, vì tôi biết họ đã phải cố hết sức để nuôi tôi khôn lớn. Tôi vẫn hay nghĩ hay là mình làm lại cuộc sống của mình!! Một cuộc sống mới, tốt đẹp hơn, sung túc hơn! Được như vậy tôi sẽ lo được cho ba mẹ những năm tháng về già, con tôi sinh ra cũng sẽ không giống tôi bây giờ! Ý nghĩ thoáng qua đánh thức những khao khác có của tôi – nó cũng tốt lắm, hay lắm nhưng tôi biết làm gì bây giờ!?
Đối với tôi, một cuộc sống có phần vất vả, khổ cực không làm tôi vùi mất ý chí, thậm chí còn làm gia đình tôi gần lại nhau hơn. Tôi vẫn luôn tự nhủ, tuy rằng về vật chất mình không được như ai khác, nhưng bù lại tôi có được một gia đinh hp, một chỗ dựa lớn về tinh thần – điều mà không phải ai cũng có được. Nhưng, nói để làm được một cái gì đó, với tôi, là quá khó! Giấc mơ của tôi cũng nhỏ bé lắm, rằng sẽ có được một ngôi nhà to hơn, khang trang hơn, để ba mẹ được yên giấc mỗi đêm, để không phải từ chối mỗi lần bạn đề nghị về nhà. Nói chung tôi ước những gì mà người ta có bây giờ. Nhà cửa, xe cộ…Với tôi thế là đủ! Còn những cái cao sang hơn, những cái người ta “đua đòi”, ước muốn thì tôi không bao giờ dám nghĩ tới, thậm chí chỉ là trong giấc mơ. Trở thành một triệu phú ư? Không, không thể nào! Tôi thậm chí không dám đối diện với cái “giấc mơ khủng khiếp” đó. Tôi biết mình không quá giỏi, nhưng chắc chắn không phải là kẻ ngu; bạn bè, thầy cô lắm lúc còn khen ngợi tôi, nhưng tôi luôn “cuối đầu“. Tôi “lo lắng” bước được vào cánh cửa đại học, nơi mà tôi trở thành niềm tự hào của cả dòng họ. Rồi đây, tôi cố gắng bước ra khỏi cánh cửa đó, dù biết rằng mức học phí là rất cao; kiếm một cái gì đó để làm, rồi sau đó gặp được một anh chàng nào đó hào hoa, lãng mạn… Ước muốn của tôi cũng giống bất kì người bạn cùng trang lứa nào. Nhưng, thật lòng mà nói, nhiều lúc tôi không thể vượt qua những ác cảm của mình. Tôi rụt rè, yếu đuối và sợ hãi. Cái cảm giác đó luôn ở trong tôi cho đến lúc mà tôi “có” hay chính thức “sở hữu” một cái gì đó. Giấc mơ về một anh chàng hào hoa ấy dường như chỉ là ước muốn về một chỗ dựa vững chắc cho sự íu đuối của tôi. Càng sợ, tôi càng khao khác; càng khao khác, tôi lại biết mình sẽ không làm được!? Một cô gái xấu xí, nghèo ‘quắc quơ” như tôi có ai mà để ý đến. À cũng có, mà rồi cũng nhanh chóng qua đi… Cơ thể tôi, còn người tôi dường như là mảnh ghép của 2 nữa khác biệt, một bên “tả” và một bên “hữu”. Bên tả yếu đuối còn bên hữu cứng rắng hơn. Khi bên tả – cái nội tại của bản thân tôi “attack”, bên hữu – của cái mong muốn khác khao, “defend” và ngược lại. Khát khao tôi như là chống chế cho “cái hoàn cảnh” tôi. Còn hoàn cảnh tôi là nguyên nhân cho mọi thất bại của tôi. Tôi vì thế khó chịu, lưỡng lự và chẳng bao giờ quyết tâm được cái gì. Đến bây giờ tôi mới nhận ra, hoành cảnh tôi nghèo, nhưng tâm hồn tôi “cũng chẳng cao sang”! Tôi ước, giá như tôi chỉ nghèo, nghèo theo cái nghĩa đen nhất của nó! Tôi cần anh…””

2019

2018

2017

2016

2015

2014

2013

2012

2011

2010

2007

2006

Huế

Khi ở Huế thấy Huế buồn chi lạ
Xa Huế rồi thấy Huế quá mêng mông
Trong nỗi nhớ một cũng là tất cả
Khi thương yêu tất cả sẽ vô cùng.
(Trần Kiêm Ðoàn)

Hai kì festival gần đây nhất, tôi đều xa Huế. Nếu như 2 năm trước, tôi như đứa trẻ “chạy trốn” khỏi sự yên bình đến “buồn bã” của mảnh đất kinh kì để đến với xứ người với một mơ ước, hoài bão, khao khát lớn; còn bây giờ, tôi đã là đứa con xa quê, luôn mong ngóng về đất mẹ. Thực tại, tôi băng khoăn, day dứt với câu hỏi, mình sẽ ai? làm gì? và ở đâu? trong 2 năm tới! Thật lòng, tôi “nguyện được xa” thêm vài chục năm nữa, để cuối cùng được trọn vẹn với quê hương…

2019

2018

2017

2016

2015

2014

2013

2012

2011

2010

2007

2006