Trong lịch sử khoa bảng và quan trường triều Nguyễn, có một nhân vật rất lạ, cực kỳ hiếm thấy. Mỗi lần nhắc lại chuyện này, bây giờ ở Huế vẫn còn nhiều người thuộc lòng câu ca dao xưa:
“Cha chài mẹ lưới bên sông
Thằng con thi đậu làm ông trên bờ”
Câu ca dao trên còn có dị bản:
“Cha chài Mẹ lưới con câu,
Có con hay chữ làm quan trên bờ”
Theo như tích cũ, tương truyền câu ca dao này do chính những cư dẫn vạn đò bao đời sống khốn khổ lênh đênh trên mặt nước dọc sông Hương đặt ra để nêu gương sáng và nhắc nhở con cháu của mình về sự tích một người con dân vạn đò đặc biệt: chịu khó lao động, học hành, quyết chí dùi mài kinh sử, lên bờ thi thố tài năng, chiếm cứ bảng vàng, được khắc tên lên bia Văn Miếu ở kinh thành Huế.
Vị Tiến Sĩ xuất thân từ vạn đò
Chuyện kể rằng, Hoàng Hữu Thường – tên thật là Hoàng Ngọc Khâm sinh năm Quý Mão – Thiệu Trị thứ 3 (1843) trong một gia đình kẻ vạn, nhiều đời bôn ba sông nước làm nghề chài lưới. Đến thời ông, dù rất cần cù những vẫn không có gì khá hơn; cũng chỉ quanh năm vất vả với những việc “không tên” để kiếm ăn qua ngày. Suốt một thời gian rất dài, nhiều thế hệ gia đình ông sống chen chúc trên một con thuyền nhỏ ở xóm vạn chài Quảng Tế. Hàng ngày ngụp lặn, xuôi ngược sống Hương, có khi theo đuổi đánh bắt cá ra tận phá Tam Giang, để rồi tối về neo đậu những con thuyền nhỏ với nhau hình thành nên làng thuỷ điện, chỉ cách kinh thành Huế vài dặm…
Năm Tự Đức thứ 26 (1873) khoa Quý Dậu đậu giải Nguyên (đậu đầu Cử
nhân). Năm thứ 28 khoa Ất Hợi đậu Hội Nguyên, thi Đình đậu Tam Giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân (1975) năm 32 tuổi.
Quá trình phục vụ
Ban đầu ông nhập ngạch Hàm Lầm viện sau được bổ làm Tri phủ, rồi làm Viên ngoại lang tại Cơ mật viện, thăng Nội các Tham biện, rồi chuyển sang Binh bộ Biện lý, Tham biện Thương bạc sự vụ.
Năm Tự Đức thứ 35 (1882), Pháp vây hãm thành Hà Nội, Hữu Thường theo cùng với Khâm sai Trần Đình Túc đến nơi lấy lại thành, rồi lĩnh Bố chánh (chính sứ) Hà Nội. Sau đó ông được triệu về Kinh lãnh chức Thị lang sung biện Các vụ.
Năm thứ 36 (1883), trấn Hải thành thất thủ, ông tham dự vào việc nghị hoà. Sau khi giảng hòa, ông được cử làm Định ước Tham Biện – coi việc ký kết hiệp ước kiêm Chưởng văn thư sự vụ – quản lý văn thư.
Bấy giờ ở Bắc kỳ sau khi hữu sự, lòng người ngờ sợ, trộm giặc nổi lên tứ tung. Sứ thần Pháp xin phái viên chức giỏi giang mau đến xử trí. Triều đình cử Đoàn Văn Hội và Hữu Thường. Thường được thăng Thự Tham tri Lại bộ, sung làm Phó khâm sai đại thần, cùng với Văn Hội đến bàn định về việc thuế lệ khai mỏ. Khi trở về Kinh Đô Huế, ông được bổ sang Hộ bộ.
Khi vua Đồng Khánh (Cảnh Tôn Thuần hoàng đế) bắt đầu lên nối ngôi (1885), ông được bạt Công bộ Thượng thư. Đầu năm thứ 2 (1887), ông lãnh Lễ bộ Thượng thư kiêm cai quản bộ lại. Năm thứ 3 (1888), ông được cho lãnh hiệp biện đại học sĩ.
Tháng 7 năm ấy đổi sang Bộ Binh Thượng Thư sung Cơ Mật Viện, kiêm Giảng quan Quốc Sử Quán, Phó Tổng Tài – dịch sách làm sử, kiêm Văn Thần Phò mã Quốc Tử Giám sự vụ – dạy các vị Hoàng Tử Kiến Phước, Hàm Nghi, Đồng Khánh ở trường Quốc Tử Giám. Ông làm chưa được bao lâu thì lâm bệnh và mất.
“Hữu” Thường
Một hôm vua Tự Đức ngự giá trên sông Hương, xuôi thuyền Rồng đến hóng mát tại vừa Dữ Giã Viên cùng với các quan trong triều đình trong đó có Ngài Cố Thượng Hoàng Hữu Thường. Nhà vua sực nhớ hoàn cảnh gia đình của NGài, bèn chỉ về thửa đất ở Cồn Giã Viên nằm trong lòng sông Hương (hai bên kia bờ là Phường Đúc & Kim Long) và phán rằng: Ta ban cho ông Thường dãi đất đằng kia để lập nghiệp. Ngài vừa mừng, trong lòng vẫn áy náy tự hỏi tại sao mình được nhà Vua ban ân nhiều như thế!?
Gần 5 năm sau khi Ông Tôn Thất Thuyết muốn dời nơi ở về phía Vỹ Dạ, bèn chuyển nhượng khu đất hiện nay cho Ngài. Trên khu đất nầy lúc đó có hai dãy nhà đối diện, sau đó Ngài tháo dỡ dãy nhà về phía bên phải (đứng trong nhìn ra) dựng lại ngôi nhà thờ hiện nay để thờ phụng TỔ TIÊN.
Ngài vốn là người thông minh, học rộng tài trí, đức độ, tính liêm khiết,
chí công vô tư, nên Ngài đã vào bái kiến nhà vua trình bày sự việc. Sau một hồi suy nghĩ, nhà vua phán rằng: Trong Triều chắc chỉ có nhà ngươi là không có lòng tham, nay ta gọi ngươi là Hoàng Hữu Thường thay vì Hoàng Ngọc Thường. Hàm ý của nhà vua : chữ HỮU là “chỉ có”, (trong Triều đình chỉ có Ông Thường là một Ông quan liêm khiết, chí công vô tư). Từ đó con cháu của Ngài đổi chữ lót từ “Hoàng Ngọc” thành “Hoàng Hữu”!
Chú thích
- Tả tham tri tương đương chức Thứ trưởng ngày nay – Hàm Tòng nhị phẩm văn ban
- Tham biện là chức quan bậc phó, phụ trách một công việc chuyên môn nào đó